1-1727458342.jpg

Cùng tham khảo những thông tin được tổng hợp trong bài viết dưới đây của Phòng khám chuyên khoa YHCT Lê Hùng để biết được 15 loại lá cây tắm trị ngứa hữu hiệu, lành tính.

Vì sao bị ngứa, ngứa là do đâu?

gggggggggggggggggggggggggggggggggg-1727458366.png

Ngứa ngoài da là một triệu chứng rất thường gặp ở mọi lứa tuổi và gần như trong chúng ta ai cũng có dấu hiệu này ít nhất vài lần trong đời. Ngứa ngoài da có thể là biểu hiện của rất nhiều mặt bệnh khác nhau, đơn giản nhất và cũng dễ tìm thấy nguyên nhân nhất là vài vết côn trùng cắn; bên cạnh đó là các bệnh lý về dị ứng bao gồm viêm da cơ địa, mề đay dị ứng với thời tiết, thức ăn, phấn hoa…

Những loại lá cây tắm trị ngứa an toàn, hiệu quả

Nếu bạn đang thắc mắc bị ngứa toàn thân tắm lá gì, đừng bỏ qua 15 loại lá cây tắm trị ngứa mà Phòng khám chuyên khoa YHCT Lê Hùng tổng hợp được dưới đây. Điểm chung của các loại thảo dược này là có tác dụng chống viêm, chống dị ứng và điều hòa miễn dịch, từ đó giúp giảm ngứa và hỗ trợ điều trị tác nhân gây ngứa hiệu quả.

1. Bị ngứa toàn thân tắm lá gì? Lá ổi non

unnamed-1727458439.jpg

Lá ổi non lâu nay nổi tiếng với tác dụng làm săn se niêm mạc, trị tiêu chảy. Ngày nay, lá ổi còn được nghiên cứu chứng minh là có các tác dụng khác như hỗ trợ ổn định đường huyết, giảm cân… Lá ổi có đặc tính kháng viêm, chống oxy hóa, giúp giảm ngứa, phục hồi làn da bị tổn thương và hỗ trợ điều trị viêm da dị ứng hiệu quả. Trong Đông y, lá ổi có vị đắng, tính ấm nên có công dụng chữa mẩn ngứa, đốm đỏ.

Cách tắm lá ổi non trị ngứa da như sau:

Bước 1: Rửa sạch lá ổi non

Bước 2: Đun sôi lá ổi với 2 lít nước trong khoảng 15 phút

Bước 3: Tắt bếp, đổ nước lá ổi ra thau

Bước 4: Thêm nước lạnh vào thau đến khi nhiệt độ nước trong thau vừa đủ ấm là được

Bước 5: Tắm rửa với nước lá ổi và ngâm vùng da bị tổn thương trong nước lá ổi khoảng 15 phút. Có thể dùng phần bã chà nhẹ lên da để tăng hiệu quả giảm ngứa.

2. Lá bàng non 

bang-1727458701.jpg

Nếu bạn đang thắc mắc tắm lá gì để hết ngứa, ngoài lá ổi non, bạn có tể dùng lá bàng non. Lá bàng chứa nhiều tanin, flavonoid, giúp giảm viêm nhiễm và hỗ trợ điều trị nổi mẩn ngứa, dị ứng da… Lá bàng non còn có hiệu quả điều trị tổn thương da do bệnh vảy nến gây ra.

Cách dùng lá cây bàng non trị ngứa da:

Bước 1: Rửa sạch khoảng 5 – 7 lá bàng non tươi rồi để ráo

Bước 2: Đun sôi lá bàng non với 2 lít nước

Bước 3: Khi nước sôi, vặn nhỏ lửa rồi tiếp tục đun trong 10 phút và tắt bếp

Bước 4: Đổ nước ra thau, đợi nguội bớt rồi tắm hoặc rửa vùng da bị ngứa.

Mẹo

Nếu bị ngứa, bạn có thể tắm nước lá bàng non thường xuyên để điều trị và phòng ngừa bệnh tái phát.

3. Lá cây cỏ sữa tắm trị ngứa

Top 10 Lá Tắm Chữa Bệnh Mẩn Ngứa Dễ Kiếm & Rẻ Tiền [Nên Biết Ngay]

Cỏ sữa là một trong những lá cây tắm trị ngứa hiệu quả đối với các bệnh lý như dị ứng da, nổi mề đay, rôm sảy… Ở nước ta có 2 loại là cỏ sữa lá to và cỏ sữa lá nhỏ. Cả hai loại đều là những vị thuốc được dùng phổ biến trong Đông y, có tính vị, tác dụng, cách dùng tương tự như nhau. Nhưng khi nhắc đến cỏ sữa dùng để tắm trị ngứa thì loại hay được dùng hơn là cỏ sữa lá to. Theo y học cổ truyền, cỏ sữa lá to có vị cay, chua, tính mát, hơi có độc, quy vào 3 kinh phế, bàng quang, đại tràng, tác dụng thanh nhiệt giải độc, thu liễm, chỉ ngứa. 

Cách tắm lá cỏ sữa trị ngứa:

Bước 1: Rửa sạch một nắm cỏ sữa, để ráo

Bước 2: Vò nhẹ cho nát và ra tinh dầu

Bước 3: Đun cỏ sữa với 3 lít nước đến khi sôi thì tắt bếp

Bước 4: Đổ nước ra thau, pha thêm nước lạnh cho nguội bớt rồi tắm rửa vùng da bị ngứa. 

4. Lá khế

456116935-122109498404460147-3770740473167464718-n-1727458763.jpg

Nếu bạn đang thắc mắc bị ngứa toàn thân tắm lá gì? Gợi ý là bạn có thể tắm lá khế. Lá cây khế chứa nhiều vitamin và chất chống oxy hóa, rất tốt cho da bị dị ứng, ngứa ngáy. Tắm nước lá khế hoặc lấy lá khế xát nhẹ lên vùng da đang ngứa. Điều trị ngứa ngoài da bằng lá khế đặc biệt hiệu quả ở bệnh nhân ngứa da do mề đay.

Cách dùng lá cây khế tắm trị ngứa:

Bước 1: Rửa sạch một nắm lá khế tươi, để ráo

Bước 2: Đun lá khế với 2 lít nước trong khoảng 15 phút

Bước 3: Đổ nước lá khế ra thau, pha thêm nước lạnh cho nguội bớt rồi tắm. 

Mẹo

Để đạt hiệu quả trị ngứa tối đa, bạn nên tắm nước lá khế từ 3-4 lần/tuần.

5. Lá cây tắm trị ngứa: Lá trầu không 

460716658-122117016200460147-7978845037159849978-n-1727458834.jpg

Bị ngứa da tắm nước gì để hết ngứa? Thực tế là khi mắc các bệnh về da gây ngứa ngáy, nhiều người thường nghĩ ngay đến việc tắm nước lá trầu không.

Lá trầu không chứa nhiều hoạt chất tanin, flavonoid giúp kháng khuẩn, kháng viêm, chống oxy hóa hiệu quả. Theo y học cổ truyền lá trầu không có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm, có tác dụng trừ phong, tiêu viêm, sát trùng, kháng khuẩn. Do đó, nếu bạn bị nổi mẩn ngứa, bị các bệnh về da gây ngứa, hãy thử tắm bằng nước lá trầu không.

Cách dùng lá trầu không trị ngứa:

Bước 1: Rửa sạch một nắm lá trầu không, để ráo

Bước 2: Đun lá trầu không với 2 lít nước trong khoảng 10 phút

Bước 3: Đổ nước lá trầu không ra thau, pha thêm nước lạnh cho nguội bớt rồi tắm.

6. Tắm lá tía tô trị ngứa

Loại Bỏ Mề Đay Bằng Lá Tía Tô Đơn Giản, An Toàn 2024

Một trong những lá cây tắm trị ngứa không thể không kể đến là lá tía tô. Theo y học cổ truyền, tía tô có vị cay tính ấm, quy kinh phế, tỳ, thận; có tác dụng phát tán phong hàn, trị ho long đờm, giải độc cua cá… Không chỉ được sử dụng như một loại rau gia vị, lá tía tô còn được dùng để chữa các bệnh lý về da như nổi mề đay, mẩn ngứa. 

Cách tắm lá tía tô trị ngứa:

Bước 1: Rửa sạch một nắm lá tía tô, để ráo

Bước 2: Vò nhẹ lá tía tô cho nát và ra tinh dầu

Bước 3: Cho lá tía tô vào thau, đổ nước sôi vào thau và hãm trong khoảng 10 phút

Bước 4: Khi nước nguội bớt thì dùng để tắm rửa vùng da bị ngứa. 

7. Lá chè xanh tắm trị ghẻ ngứa

460915836-122117254304460147-5919866639528309454-n-1727458913.jpg

Lá chè xanh nổi tiếng với đặc tính chống oxy hóa, kháng khuẩn vượt trội, giúp lành thương trên da nhanh chóng nhờ chứa nhiều tanin, vitamin và amino acids khác nhau. Không những thế, hương thơm tươi mát của lá chè xanh còn giúp bạn cảm thấy dễ chịu, từ đó có thể giảm cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Nước sắc từ lá chè xanh cũng rất lành tính, an toàn cho cả trẻ nhỏ điều trị bệnh lý viêm da cơ địa hay là rôm sảy.

Cách dùng lá chè xanh trị ngứa:

Bước 1: Rửa sạch một nắm lá chè xanh, để ráo

Bước 2: Vò nhẹ lá chè xanh cho nát và ra tinh dầu

Bước 3: Đun sôi lá chè xanh với 2 lít nước rồi tắt bếp

Bước 4: Đổ nước lá chè xanh vào thau, pha thêm nước lạnh để nước chè xanh nguội bớt

Bước 5: Dùng nước lá chè xanh để tắm rửa vùng da bị ngứa, ít nhất 3 ngày liên tục. 

8. Lá cây chè vằng tắm trị ngứa

Chè vằng: Đặc điểm, tác dụng và bài thuốc trị bệnh

Bị ngứa toàn thân tắm lá gì hay bị ngứa da tắm nước gì để hết ngứa? Nhiều người truyền tai nhau là khi bị ngứa hãy tắm nước lá chè vằng. Loại thảo dược này được cho là có công dụng hỗ trợ điều trị viêm ngứa da, lở loét ngoài da hiệu quả. Nguyên nhân là vì trong lá chè vằng có chứa các hợp chất chống oxy hóa mạnh như flavonoid, alkaloid. Đông y ghi nhận, lá chè vằng có vị đắng, tính mát. Ngoài giảm mẩn ngứa, loại lá này còn giúp thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu viêm.

Cách dùng lá cây chè vằng tắm trị ngứa:

Bước 1: Rửa sạch một nắm lá cây chè vằng, để ráo

Bước 2: Đun sôi lá chè vằng với 2 lít nước rồi tắt bếp

Bước 3: Đổ nước lá chè vằng vào thau, pha thêm nước lạnh để nước chè vằng nguội bớt

Bước 4: Dùng nước lá chè vằng để tắm rửa vùng da bị ngứa. 

9. Bị ngứa tắm lá gì? Ngải cứu

Nguy hại "khôn lường" nếu bạn sử dụng ngải cứu không đúng cách

Nghiên cứu cho thấy, ngải cứu có tinh dầu với với thành phần chống viêm, kháng khuẩn rất tốt nên được dùng làm bài thuốc hữu hiệu có tác dụng chữa mẩn ngứa, mề đay, mụn nhọt… Ngải cứu tươi có thể đâm nhuyễn đắp trực tiếp lên vết mẩn ngứa hoặc mụn nhọt giúp kháng viêm hiệu quả tốt. Hoặc dùng đun lấy nước tắm chữa rôm sảy, mề đay có hiệu quả trong việc chống lại các triệu chứng dị ứng, bao gồm cả dị ứng da. Do đó, nếu bạn bị ngứa da do dị ứng, hãy thử dùng lá cây ngải cứu tắm trị ngứa.

Cách tắm lá ngải cứu chữa ngứa:

Bước 1: Rửa sạch một nắm lá ngải cứu, để ráo

Bước 2: Đun sôi lá ngải cứu với 2 lít nước rồi tắt bếp

Bước 3: Đổ nước lá ngải cứu vào thau, hòa tan một ít muối biển, pha thêm nước lạnh để nước ngải cứu nguội bớt

Bước 4: Dùng nước lá ngải cứu để tắm rửa vùng da bị ngứa. 

Dùng lá cây tắm trị ngứa cần lưu ý gì để tránh lợi bất cập hại? 

Như vậy là bạn đã biết được những loại lá cây tắm trị ngứa. Việc sử dụng thảo dược để nấu nước tắm được cho là an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, bạn vẫn cần lưu ý một số điều sau:

  • Nếu có cơ địa dễ bị dị ứng, bạn nên lựa chọn loại lá cây phù hợp và thử trên vùng da nhỏ trước khi tắm toàn thân.
  • Bạn nên rửa sạch lá cây và ngâm nước muối loãng trước khi nấu để loại sạch bụi bẩn và vi khuẩn (nếu có).
  • Không tắm khi nước còn quá nóng để tránh bị bỏng da, làm trầm trọng hơn tình trạng da hiện tại.
  • Không chà xát, gãi mạnh vùng da bị tổn thương để tránh gây nhiễm trùng da và phản tác dụng.
  • Trường hợp bạn đã sử dụng biện pháp tắm thảo dược mà tình trạng bệnh ko tiến triển thì bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa để có thể chẩn đoán và điều trị hiệu quả nhất.
  • Đối với trường hợp bé nhỏ bạn nên cho bé tắm với các loại thảo mộc lành tính, liều lượng thảo mộc khoảng bằng ⅓-½ so với người lớn.

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn biết được các loại lá cây tắm trị ngứa hiệu quả.

z5735475870939-54ffde574605862035563fb7cb15ab24-1727459136.jpg

Những chia sẻ của Bác sĩ Lê Đình Hùng trên đây hi vọng sẽ giúp người bệnh có thêm cách điều trị và giúp việc điều trị thêm hiệu quả.

Để được thăm khám và tư vấn xin liên hệ

PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA Y HỌC CỔ TRUYỀN LÊ HÙNG

Số 100, ngõ 80 Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội

Hotline: 02463292166/ 0965.149.128

BS. Hùng: 0906.281.013

Thời gian làm việc: 08:00 - 17:30

Page 01: https://www.facebook.com/phongkhamchuyenkhoayhoccotruyenlehung

Page 02: https://www.facebook.com/pkchuyenkhoayhoccotruyenlehung